10 điều tích cực & 10 điều tiêu cực của Việt Nam trong năm 2019:

Nguồn: #Tifosi

TÍCH CỰC:

1. Tổng giá trị xuất nhập khẩu vượt 500 tỷ USD. Xuất siêu cán mốc 10 tỷ USD, cao nhất lịch sử. Chính thức đánh bại Thái Lan, vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu hàng hóa sản xuất thực tế số 1 Đông Nam Á.

2. GDP năm 2019 dự báo trên 7%, chỉ số giá tiêu dùng khoảng dưới 3%. Duy trì tăng trưởng vững mạnh trong khi xu thế khu vực và thế giới giảm và trên đà tụt dốc. Bên cạnh đó, GDP Việt Nam sau khi tính lại có thể đã vượt Philippines, ngang bằng với Malaysia và Singapore.

3. Tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, một trong những hội nghị then chốt nhất trong năm 2019 của cả thế giới. Chính thức nhận “ấn” trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, bên cạnh đó “cầm cờ” Chủ tịch ASEAN.

4. Nợ công giảm xuống mức 56% vào năm 2019. Điều đáng chú ý là chỉ số này liên tục giảm trong những năm gần đây. Nếu xét theo GDP mới, nợ công Việt Nam hiện chỉ chiếm 39% GDP. Một tín hiệu tích cực và lạc quan.

5. Công tác xử lý tham nhũng được xử lý. Tiêu điểm là trọng án Mobifone và AVG, các cán bộ Đồng Nai, Khánh Hòa, Hà Giang… Rất nhiều cán bộ cấp cao được xử lý, lấy lại được niềm tin của nhân dân.

6. Ký kết EVFTA giữa Việt Nam và EU, đây là hiệp định quan trọng nhất trong năm 2019 được ký kết giữa Việt Nam và một bên khác. Đáng chú ý rằng, chỉ có duy nhất Việt Nam là quốc gia đang phát triển duy nhất được và dám ký kết hiệp định này. Các quốc gia khác ở châu Á có hiệp định này bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

7. Ra mắt cổng dịch vụ công quốc gia, giảm tải thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân, giảm cơ chế hoạt động quan liêu và bao cấp của cán bộ.

8. Khát vọng “Made in Vietnam” của cả dân tộc và lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ sản xuất công nghệ thế giới. Đó bao gồm: Công nghệ 5G, chiếc xe ô tô hoàn chỉnh đầu tiên, những chiếc điện thoại đầu tiên, điều chế thành công vắc-xin dịch tả châu Phi, sản xuất thành công tên lửa, máy bay không người lái, radar. Việt Nam tăng 10 bậc trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, trở thành điểm sáng trong khu vực trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ Tư.

9. Đoàn thể thao Việt Nam “bá đạo” Đông Nam Á, chính thức lật đổ ngôi vị vương quyền của Thái Lan tồn tại trong khoảng 30 năm. Việt Nam còn tước luôn uy quyền của Thái Lan trong bóng đá, thâu tóm toàn bộ các bộ huy chương bóng đá, chiếm ưu thế tuyệt đối trong các môn thể thao Thế Vận Hội.

10. Duy trì và thực thi chủ quyền dân tộc tại các đảo, quần đảo của Việt Nam tại Biển Đông. Đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hợp Quốc, các cuộc họp song phương, đa phương.

TIÊU CỰC

1. Xuất khẩu tăng cao nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng gần 63%. Bên cạnh đó giá trị nhập khẩu của nước ta vẫn quá lớn, gây báo động khi các quốc gia khác tận dụng Việt Nam trở thành điểm “trung chuyển” cho giao thương hàng hóa lách quan thương chiến Mỹ Trung.

2. Các công trình “thế kỷ” vẫn… thế kỷ. Đó là dự án Cát Linh – Hà Đông trễ hẹn vận hành liên tục, dự án Bến Thành – Suối Tiên lùi lịch khánh thành sang quý IV, 2021.

3. Các sự cố môi trường tiếp tục trở thành vấn đề nóng trên nghị trường cũng như xã hội. Có thể kể đến bao gồm: Vụ cháy Rạng Đông, vụ bụi mịn trên các ứng dụng đo không khí Air Visual, vụ tàu chở dầu ở Cần Giờ, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân…

4. Vụ việc thảm cảnh 39 người chết khi lao động bất hợp pháp tại Anh Quốc. Vụ khảng 130 người trốn làm việc tại Hàn Quốc, và một số bê bối liên quan đến người Việt Nam khi làm và lao động tại nước ngoài.

5. Dịch tả lợn châu Phi đã khiến Việt Nam thiệt hại gần 3600 tỷ VND, bên cạnh đó phải tiêu hủy gần 6 triệu con lợn. Tương đương với khoảng 25% tổng số lợn tại Việt Nam. Điều này gián tiếp đẩy chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam tăng cao.

6. Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam và 18 ngân hàng lớn trong nước.

7. Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước “cố tình thao túng tiền tệ” nhằm mục đích vụ lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Thực ra thì đưa vụ việc này vào, có vẻ không đúng lắm. Nhưng dĩ nhiên trong tình cảnh “em đâu có biết gì đâu” thì ngoài mặt, đây vẫn là một sự kiện tiêu cực.

8. Bê bối ASANZO và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam về hàng hóa, nhãn mác: “Made in Vietnam”.

9. Việt Nam có thể trở thành “điểm đen” khi các quốc gia khác tận dụng lợi thế để tạm nhập và xuất hàng đến Mỹ, EU. Điều này vi phạm các quy định thương mại về đầu tư, bảo hộ hàng hóa.

10. Nhiều vụ trọng án trong nhiều lĩnh vực được phanh phui. Đặc biệt trong lĩnh vực tham nhũng với Phó thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, các lãnh đạo các tỉnh thành trong cả nước… Ngoài ra, án hình sự với các thảm án, ma túy… Lò cháy củi lửa cả năm!

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận, phản hồi của bạn!
Hãy nhập tên của bạn tại đây!