—————————————–
Thanh Huyền

        Trong vòng chưa đến 1 năm qua, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã được đông đảo cử tri cả nước biết đến vì những ý kiến gây tranh cãi của mình trên nghị trường quốc hội.
Về bản chất, để phát biểu trên nghị trường Quốc hội, nơi đông đảo cử tri theo dõi, thì 1 vị đại biểu quốc hội phải dựa vào ý kiến cử tri nơi mình được bầu, 2 là phải dựa trên những con số đã được thống kê và xử lý chính xác để đưa ra chất vấn. Tuy nhiên, có thể thấy đại biểu Nhưỡng đã bỏ qua 2 nguyên tắc này khi phát biểu. Chúng ta sẽ cùng điểm lại những phát biểu gây tranh cãi này của đại biểu trên nghị trường quốc hội.

      1. Bắt đầu là cách tính toán có phần sai lầm cơ bản dẫn đến nhận định của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về những con số sai phạm “rất khủng khiếp” của cơ quan điều tra. Điều này đã được đại biểu Nguyễn Hữu Cầu chỉ rõ ngay trong phiên chất vấn của Quốc hội vào tháng 11 năm 2018.

       2. Cũng tại kỳ họp vừa qua, liên quan đến vụ điều tra sai phạm của Nhật Cường Mobile và đặc biệt là việc Tổng giám đốc Bùi Quang Huy chạy trốn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục làm lộ các bí mật của ngành và cũng đưa ra ý kiến về việc có người đã tiếp tay và chỉ trích việc để đối tượng bỏ trốn của ngành công an. Rõ ràng là khi chưa khởi tố thì chúng ta khó có thể ngăn quyền công dân của 1 con người. Đặc biệt là khi các đối tượng phạm tội có tật giật mình, chỉ cần phát hiện ra mình đang bị điều tra là ngay lập tức cao chạy xa bay mà lực lượng chức năng khó có thể theo sát. Thậm chí ngay cả tù nhân khi giam trong 4 bức tường mà chúng còn trốn được chứ đừng nói là khi ở bên ngoài. Cho nên ngay tại  Trung Quốc, kha khá quan chức đã chạy ra nước ngoài.

       3. Ngay gần đây nhất, khi phát biểu tại nghị trường quốc hội, đại biểu Nhưỡng tiếp tục phát biểu: “Cán bộ mà thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, “chúa tể rừng xanh”; có người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vun vén, sắp xếp toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách… thì thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng”. Ngay lập tức, đại biểu Cầu đã phát biểu: “Tôi biết rất nhiều đại biểu Quốc hội cười nhưng tôi đề nghị đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói rõ cho. Tôi không cổ xúy cho bất kỳ ai sai phạm hết. Đảng, Nhà nước xử lý rất nghiêm minh và cử tri cũng rất nghiêm túc trong vấn đề xử lý cán bộ sai phạm. Nhưng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói một cách rất chung chung, không có một cái gì cụ thể cả” và chất vấn lại: “Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi ở nước ngoài như quan lại ngày xưa? Đề nghị đồng chí Lưu Bình Nhưỡng nói rõ cho Quốc hội biết”.

Rõ ràng, qua các phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chúng ta thấy rằng: các phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phần lớn là dựa trên nhận định chủ quan của cá nhân, như việc đại biểu tự chia con số sai lầm trong hoạt động tư pháp của ngành công an, cho đến việc đại biểu dẫn chứng nghe 1 vài vị trong ngành công an về hưu nói đây là chuyên án hay cũng không đưa ra được số lượng bao nhiêu người và ai là quan chức đang sống như “thái tử, hoàng tử”. Tiếng nói của đại biểu LBN khi đứng trước nghị trường không thể chỉ là tiếng nói của cá nhân, tiếng nói mơ hồ được mà cần phải lắng nghe người dân, phải có căn cứ và phân tích xác đáng. Có lẽ đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cần đọc lại 1 số điều quy định về tư cách và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội để làm trong bổn phận của mình, tránh vì những phát biểu của mình mà làm hoang mang dư luận.

       P/s: Tại Điều 79, Hiến pháp xác định rõ địa vị pháp lý và trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội. Theo đó, “1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. 3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật”.

 

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận, phản hồi của bạn!
Hãy nhập tên của bạn tại đây!