Khi các trang mạng xã hội, báo chí trở thành những kẻ khóc thuê
——————–
LVTP – chinhluan 24h.
Không biết từ lúc nào báo chí, các trang mạng xã hội trở thành những kẻ “khóc thuê”. Với trọng trách thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện xã hội, tạo dư luận xã hội, đưa ra những sự thật khách quan nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, để tương xứng, chạy theo lợi nhuận, sử dụng nghiệp vụ giật tít câu view thu hút người đọc, chúng ta nhận ra rằng, bất cứ một kẻ tội phạm nào sau khi bị bắt mà được dư luận quan tâm tới nhiều thỳ y rằng trên các trang báo trong nước lại xuất hiện những tít kể khổ cho những kẻ tội phạm, không ít những kẻ giết người , cướp của, hiếp dâm, xì ke, ma túy, bay lắc này nọ lại được cái gọi là “đại diện cho công luận” khen ngoan, kể khổ với “lòng trắc ẩn”. Có thể coi đây là một thực trạng đáng buồn, đáng chê trách của báo chí trong nước.
Báo chí, thông tin của báo chí mang lại luôn có những tác động mạnh mẽ tới đời sống, có thể làm cho xã hội chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực hoặc tiêu chực, làm cho công chúng có cái nhìn nhận khách quan về vấn đề, vụ việc đang được quan tâm. Cần biết rằng, một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí là “khách quan”, để đánh giá chất lượng nội dung truyền tải tới độc giả. Liệu những cây bút đang sa đà vào mô-típ “khóc thuê” có nghĩ rằng chính những hành động của họ không khác gì những hành động chống đối lại việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng, bao che, dung túng cho tội phạm.
Sánh cùng với các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, báo chí một số nước hình thành nên một “nhánh quyền lực mới”, tuy không chính thức. Vậy, báo chí Việt Nam đang làm gì để phát triển nó?
Nếu như vậy thỳ bao giờ Việt Nam mới là nước pháp quyền được đây??