<Hoa Xuân>
Vào ngày 07/9/2020 sắp tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an trong lúc làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Bài viết này, tác giả sẽ làm rõ hơn những sai phạm của Lê Đình Kình và tổ “Đồng Thuận” thời gian qua.
Lợi dụng việc một số cán bộ chính quyền địa phương có sai sót, vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm, từ năm 2013, Lê Đình Kình đã đứng ra lập ra cái gọi là “Tổ Đồng Thuận” bao gồm 19 thành viên; qua đó, lôi kéo, kích động người dân tập trung đông người, khiếu kiện vượt cấp và có những hoạt động cản trở hoạt động bình thường của cơ quan chính quyền cấp xã, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa bàn xã Đồng Tâm (điển hình như việc tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm, gây mất ANTT ngày 01/3 và 07/3/2017).
Đáng chú ý, thành phần trong “Tổ Đồng Thuận” có trường hợp từng là cán bộ xã nhưng có sai phạm đã bị xử lý (như Bùi Viết Hiểu – nguyên Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Đồng tâm, bị kỷ luật khai trừ Đảng ngày 10/20/1990 về hành vi chiếm dụng vốn của Nhà nước, thu phí của dân nhưng không đóng vào ngân sách của nhà nước); các đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự (Lê Đình Công, Nguyễn Văn Duệ)…
Đáng chú ý, Lê Đình Kình cùng các đối tượng trong “Tổ Đồng Thuận” và một số công dân khiếu kiện kích động một số người dân xã Đồng Tâm có các hoạt động gây mất ANTT trên địa bàn như:
Kích động tập trung đông người ngăn cản các đơn vị quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định mốc giới diện tích đất quốc phòng tại khu vực đất sân bay Miếu Môn, tự ý thu giữ số dây phản quang và nhổ biển báo “khu vực quân sự” tại khu vực này; tự ý tổ chức đo đạc, cắm cọc phân lô, giao chia đất sân bay Miếu Môn thuộc địa bàn xã Đồng Tâm cho nhiều người dân để canh tác; thuê máy móc (04 máy cày, 01 máy xúc), đưa thiết bị, vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để san lấp đất, trồng cây; xây dựng trái phép cổng chào, làm đường, đào và xây giếng khơi, xây bể nước, làm nhà, bếp lợp mái tôn trên khu vực đất Đồng Sênh. Đỉnh điểm là việc kích động đông người hủy hoại tài sản, bắt giữ trái phép 38 cán bộ chiến sĩ công an, cán bộ huyện Mỹ Đức tại nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm từ ngày 15 đến 22/4/2017.
Những nội dung khiếu kiện mà Lê Đình Kình cùng “tổ Đồng Thuận” đã được huyện Mỹ Đức, Thanh tra Thành phố, Thanh tra Chính phủ xem xét, thanh tra, kết luận và trả lời công khai minh bạch các nội dung tố cáo, khiếu kiện tại Đồng Tâm do Lê Đình Kình cầm đầu.
Tuy nhiên, Lê Đình Kình cùng các đối tượng trong “tổ Đồng Thuận” không đồng tình, tiếp tục khiếu kiện, cố tình tuyên truyền, xuyên tạc rằng thanh tra, kiểm tra, kết luận của các cơ quan chức năng là không khách quan, không đúng sự thật; không hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết. Điển hình như, ngày 20/11/2017 Thanh tra Thành phố mời Lê Đình Kình cùng một số công dân xã Đồng Tâm đến trụ sở Thanh tra Thành phố để làm rõ một số nội dung khiếu nại, tuy nhiên Lê Đình Kình đã có cái gọi là “đơn phản hồi” trong đó thể hiện thái độ “không đến” theo giấy mời của Thanh tra Thành phố.
Bên cạnh đó, khi Thanh tra Chính phủ mời công dân xã Đồng Tâm (trong đó có Lê Đình Kình và một số công dân khiếu kiện) đến trụ sở UBND huyện Mỹ Đức để dự buổi công bố Thông báo số 611/TB-TTCP khẳng định kết luận 2346 của Thanh tra thành phố Hà Nội do Thanh tra Chính phủ chủ trì vào ngày 25/11/2019. Tuy nhiên, Lê Đình Kình không đến mà chỉ đạo Lê Đình Công, Lê Thị Loan, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển cùng khoảng 50 người trong nhóm khiếu kiện có các hoạt động ngăn cản, gây khó khăn của người dân đến dự buổi công bố Thông báo nêu trên; kích động người dân giữ xe của lực lượng Kiểm soát quân sự của Bộ Tư lệnh Thủ đô về khu vực xã Đồng Tâm trong thời gian này.

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận, phản hồi của bạn!
Hãy nhập tên của bạn tại đây!