Quan chức tập đoàn quốc phòng Rostech của Nga cáo buộc Trung Quốc sao chép hàng loạt vũ khí của nước này từ máy bay, động cơ cho tới hệ thống phòng thủ. Yevgeny Livadny, trưởng bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ của Tập đoàn quốc phòng Rostech của Nga nói trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Tass: “Sao chép trái phép khí tài Nga ở nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Nga ghi nhận 500 trường hợp như vậy trong 17 năm qua. Riêng Trung Quốc sao chép động cơ máy bay, máy bay Sukhoi, các hệ thống phòng thủ, hệ thống phòng không, tên lửa vác vai, hệ thống analogue của tổ hợp tên lửa phòng không tầm tầm trung Pantsir”.
Ông này cho biết các nhóm chuyên gia Nga làm việc ở nước ngoài thường xuyên phát hiện ra các vụ sao chép bất hợp pháp như vậy nhưng không thể đưa vụ việc ra trước tòa vì nhiều khí tài của Nga không đăng kí bằng sáng chế ở nước ngoài. “Các công ty nước ngoài như Raytheon hay BAE Systems có 5.000 bằng sáng chế ở nước ngoài. Họ đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ, do đó sẽ ít có rủi ro. Trong khi đó, cả Bộ Quốc phòng hay các công ty doanh nghiệp quốc phòng Nga đều không đăng ký bằng sáng chế ở nước ngoài”,
Việc Trung Quốc ăn cắp các công nghệ vũ khí của Nga rồi bán với giá rẻ đã được phía Mỹ nhiều lần cảnh báo. Về mặt lịch sử, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc định hướng ăn cắp, sao chép hầu hết các vũ khí Liên Xô. Tính đến cuối thập niên 1990, gần như toàn bộ vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc hoặc là các bản sao chép có giấy phép hay là hàng nhái trái phép của vũ khí Liên Xô. Kể từ súng trường tiến công và cuối cùng là vũ khí hạt nhân. Hiện nay, trong quân đội Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu vũ khí trang bị rất giống các loại tương tự của phương Tây, tuy nhiên vũ khí Nga vẫn bị sao chép nhiều nhất. Từng có bài báo hệ thống “Top 5 công nghệ quân sự Trung Quốc ‘ăn trộm’ của Nga”
Ví dụ rõ ràng và trơ trẽn nhất của việc trộm cắp công nghệ quân sự Nga là tiêm kích Trung Quốc J-11 vốn là hàng nhái tiêm kích Nga Su-27SK.
Hệ thống rocket phóng loạt А-100 của Trung Quốc và biến thể cải tiến PHL-03 của nó là con cháu trực tiếp của hệ thống 9K58 Smerche của Nga, thậm chí đến mức các rocket có thể thay thế lẫn nhau trong các ống phóng.
Nhìn bề ngoài hệ thống tên lửa phòng không HQ-17 của Trung Quốc thì ngay cả chuyên gia tay mơ nhàng nhàng cũng sẽ dễ dàng nhận ra những đường nét đặc thù của hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 của Nga.
Sản phẩm làm nhái đáng sợ nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa phòng không là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ 9).
Bề ngoài hệ thống này giống đến đau đớn với hệ thống S-300PMU-1, nhiều chuyên gia thẳng thừng gọi nó là hàng nhái trực tiếp S-300 (Nga chuyển giao các hệ thống này cho Trung Quốc từ năm 1996).
Sau khi “khai thác cơ bản” công nghệ vũ khí của Liên Xô cũ thì Trung Quốc đổ bộ vào “sao chép”, hay nói cách khác là thôn tính công nghệ vũ khí của phương Tây
Các cơ quan tình báo Mỹ thậm chí đã “thống kê” các kỹ năng ăn cắp công nghệ của Trung Quốc. Các hãng an ninh mạng Mỹ cho biết tin tặc Trung Quốc không đánh cắp thiết kế các hệ thống vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ trực tiếp từ Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) hay Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) mà chơi đòn “đánh lòn”! Báo Washington Post ngày 28/5 dẫn báo cáo của Ủy ban Khoa học quốc phòng Mỹ (DSB) khẳng định tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp được thiết kế của phần lớn hệ thống vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ, từ lá chắn tên lửa Patriot và Aegis, máy bay chiến đấu F-35, trực thăng Black Hawk… mà DOD đang triển khai ở châu Âu, châu Á và vùng Vịnh. Tuy nhiên, các hãng an ninh mạng cho biết tin tặc Trung Quốc không trực tiếp tấn công vào hệ thống mạng của DOD.
https://anh135689999.violet.vn/entry/ky-nghe-danh-cap-cong-nghe-vu-khi-cua-trung-quoc-9339625.html
Nhờ trình độ sao chép, ăn cắp thượng thừa đã giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách phát triển quốc phòng, công nghệ với các nước hàng đầu thế giới, hiện nay xem như đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga, là nước đầu tư quốc phòng thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2019 tương đương 177 tỷ USD. Về mặt danh nghĩa, con số này lớn hơn gần 3,8 lần so với ngân sách quân sự của Nga (46 tỷ USD), nhưng vẫn không đạt tới một phần tư của Mỹ (716 tỷ USD).
Trung Quốc cuối cùng đã rời khỏi học thuyết của Liên Xô về sự phụ thuộc vào một đội quân trên bộ khổng lồ và hiện đang phát triển các lực lượng trên không và trên biển trong bộ máy quân sự với tốc độ nhanh, cho phép nước này sử dụng sức mạnh quân sự vượt xa biên giới quốc gia. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu máy bay không người lái quân sự lớn thứ hai thế giới – một trong những loại vũ khí tiên tiến nhất.
Giờ đây khi nước Mỹ mới giật mình trước sự lớn mạnh của Trung Quốc thì đã quá muộn. Trung Quốc đã tận dụng mấy thập kỷ chiến tranh lạnh giữa Mỹ, Phương Tây và Nga để trở mình. Đây là nguyên nhân cốt lõi vì sao đến thời Donald Trump, chính sách quốc phòng xoay trục Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bắt đầu được triển khai, đều nhằm vào triệt tiêu, bao vây, phong tỏa, kiềm chế con hổ Trung Quốc vươn vai, nguy cơ lật đổ vị thế siêu cường của Mỹ. Đây là lý do khiến riêng trong năm 2019, Mỹ đã tiến hành 85 cuộc tập trận trên Biển Đông – một con số kỷ lục. Không những vậy, với lý do “bảo vệ tự do hàng hải”, Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược, các siêu chiến hạm nườm nượp trên Biển Đông,…
Thật không may cho Việt Nam chúng ta lại đang nằm trong tâm bão của vòng xoáy canh tranh chiến lược ngay cửa ngõ đầu ra của Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc quyết không từ bỏ và Mỹ buộc phải chặn được cửa ra nếu không con hổ Trung Quốc sẽ xổng chuồng.
Nguồn: https://www.loaphuong.org/2019/12/the-luc-nao-giup-trung-quoc-vuon-minh.html