Sự việc bắt đầu vào tháng 12-2019, khi Petronas ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở hai khu vực trong thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông. Đây là khu vực mà cả Việt Nam và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ngay lập tức Trung Quốc cử tàu theo dõi.
Sự việc trở lên tồi tệ hơn vào ngày 16-04, Trung Quốc cử tàu Haiyang Dizhi 8 đến khu vực này. Đây chính là con tàu đã đối đầu với Việt Nam vào năm ngoái. Ít nhất có 6 tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc có vũ trang và một số dân quân đã tham gia.
Ngay lập tức Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Mỹ cũng đã điều ba tàu tấn công đổ bộ USS America, tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill, khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Bary đến. Tiếp theo ngày 18-04, hải quân Australia cũng điều tàu khu trục lớp Anzac vào với danh nghĩa tập trận chung với Hạm đội 7 của Mỹ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo ngày 22-04 đã cáo buộc Trung Quốc “khai thác” sự tập trung của thế giới vào đại dịch Covid-19 với các hành động khiêu khích ở Biển Đông, “Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sự bắt nạt của Trung Quốc”.
Không có mối đe dọa trực tiếp từ Mỹ, Trung Quốc đã ngày càng phá vỡ những nỗ lực của Việt Nam, Philippines và Malaysia để khai thác tài nguyên dầu, khí đốt và đánh bắt cá ngoài khơi.
Tiến sĩ Poling (Singapore) cho biết năm ngoái Trung Quốc đã có những hành động tương tự chống lại Petronas và Royal Dutch Shell Plc ở vùng biển Malaysia khi họ tiến hành ít nhất hai cuộc thăm dò về thềm lục địa.
Điều đó cũng tương tự như hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, khi liên tục gửi các tàu bảo vệ bờ biển và Haiyang Dizhi 8 đến Rosneft Oil Co PJSC (Nga điều hành) vào năm ngoái.
Dư luận quốc tế cho rằng “Trung Quốc phá rối và đe doạ các nước Đông Nam Á khi họ tự thăm dò, khai thác tài nguyên trên biển của mình, với mục đích ép họ từ bỏ các quyền Unclos và buộc phải chia sẻ các khu vực kinh tế ‘độc quyền’ của họ với Trung Quốc”.
Nguồn: sưu tầm CaoBaoDo