<Nguyễn Anh>
Việt Nam được ví như một sứ giả gieo mầm của sự sống; cho nhân nghĩa của con người. Châu Phi là một trong những đất nước đó và trực tiếp là Nam Xu Đăng đang dần dần được phát triển, sự sống bắt đầu nảy sinh tốt đẹp hơn.
Châu Phi trước giờ đến đây được xem như một trong những nước khó khăn; nhiều sự xung đột bất ổn xảy ra…có quá nhiều thứ đeo bám mảnh đất cằn cỗi này. Sự sống chỉ là mong manh khi nhiều thứ phải lo nghĩ; hạnh phúc đối với họ thật là thứ gì đó thật xa xỉ. Trực tiếp là Nam Xu Đăng gần như đã trở thành điểm thấp nhất. Nhưng giờ đây mọi thứ đang bắt đầu đổi khác, những mầm xanh của cánh đồng rau, màu vàng trên những cánh đồng lúa chín đang vươn mình hứng lấy nắng gió và giúp cho người dân ngày càng trở nên no ấm hơn. Không thể nói còn ai khác vào đây, chính những sĩ quan Việt Nam làm nhiệm vụ ở đây đã đưa mạch sống trở lại cho người dân trong làng. Họ tập huấn cách trồng trọt, họ giúp khoan tìm những mạch nước ngầm và chưa hết họ còn giúp nơi đây có ánh sáng của điện, có mạng Intenet. Đám trẻ trong vùng thì vui hớn hở và chỉ mong nhanh đến giờ tới lớp để được gặp những “thầy, cô giáo” đến từ Việt Nam.
Qủa đúng là bản chất của người Việt; lòng trắc ẩn được đề cao lên hàng đầu. Họ là những người truyền cảm hứng, người truyền lửa gieo dắt sự sống. Khi sự sống đến cùng cực cũng là cái thước đo con người; đặc biệt nhất là lòng dũng cảm đối mặt với muôn vàn những khó khăn từ đó kiên trì, nhẫn nại tìm cách vượt qua nó.
Giờ đây, khi nhắc đến Việt Nam những người dân nơi đây mừng rỡ lắm; cảm thấy hạnh phúc và yêu hơn những con người Việt. Bởi lẽ, trong mắt họ người Việt Nam thực sự là những sứ giả của lòng nhân nghĩa.